Vượt hàng trăm cây số đường rừng đèo dốc, bì bõm qua 3 con suối, một ngày cuối xuân 2013, đoàn từ thiện chùa Linh Sơn- Thanh Nhàn (Hà Nội) do sư thầy trụ trì Thích Nữ Như Hiền dẫn đầu đã đến được với Nà Bủng...
đường vào xã
Nà Bủng vẫn nhiều khó khăn
Là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé, Nà Bủng có diện tích hơn 16.000 ha với trên 7.000 dân, 35km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, cách trung tâm huyện lỵ 150km, tỷ lệ hộ nghèo còn 51,61%, 16/16 bản và 3 cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia, 11 bản cách trung tâm xã từ 8 - 25km.
Xuống xe đi bộ
Giao thông từ các bản ra trung tâm xã chỉ đi được xe máy vào mùa khô, mùa mưa chủ yếu đi bộ... Người dân địa phương kể rằng, những năm mới di cư đến đây, mùa hoa ban nở là mùa đói, vì đây là thời điểm giáp hạt. Sản xuất nương rẫy một vụ, sản phẩm tự cung, tự cấp, năng suất thấp, nông sản chưa trở thành hàng hóa, nên nhiều hộ vẫn trong cảnh đói nghèo.
đường đi vất vả nhưng vui
cầu treo vượt suối
Thầy trò lội suối
Chăn nuôi ở Nà Bủng tuy đã tăng trưởng 3 - 5%/năm nhưng không bền vững. Tập quán chăn thả gia súc tự do, công tác phòng chống dịch bệnh, làm chuồng trại chưa được người dân thực hiện nghiêm túc, vì thế tỷ lệ tăng đàn chậm. Hiện nay đàn trâu, bò của xã có gần 4.000 con. Trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, xã có nhiều trâu, bò bị chết dịch bệnh. Chúng tôi đến thăm một số gia đình ở bản Nà Bủng I chứng kiến nhiều hộ không có lợn, gà, trâu, bò do bị chết dịch trong những tháng đầu năm. Thời điểm này, nhiều hộ trong bản không có rau xanh nhưng xung quanh nhà đất bỏ hoang. Một số hộ khác nuôi lợn, gà, trâu với số lượng nhỏ nhưng không làm chuồng trại.
đoàn họp bàn với đồn Biên phòng
Chia sẻ những nguyên nhân nghèo đói ở Nà Bủng, ông Giàng A Vừ, Chủ tịch UBND xã Nà Bủng, cho biết, giao thông cách trở, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, hàng hóa tiêu dùng đắt, do cước vận chuyển cao. Thiếu nước sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu, tệ nạn ma túy không thuyên giảm, tình hình an ninh trật tự phức tạp, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của cán bộ cơ sở chưa quyết liệt.
phát quà cho đồng bào
Không
chỉ vô cùng khó khăn trong phát triển kinh tế, Nà Bủng còn tồn tại một vấn đề
rất lớn. Đó là y tế. Hiện tại, Trạm y tế xã lại chỉ có 5 cán bộ và không có bác
sỹ.
Khám bệnh cho đồng bào
bác sĩ và phiên dịch
Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2012, trạm đón tiếp 3.789 lượt người đến khám, chữa bệnh; điều trị nội trú cho 60 trường hợp, ngoại trú 17 trường hợp và kê đơn cấp thuốc cho 3.314 trường hợp. Trung bình mỗi ngày, trạm tiếp nhận 50 – 60 trường hợp đến khám, vào mùa vụ thì con số này giảm xuống, nhưng bình quân cũng rơi vào khoảng 20 – 30 trường hợp. Ông Lù Văn Lâm, Trạm trưởng Trạm y tế xã Nà Bủng, cho biết: “Vì cán bộ thiếu nên chúng tôi phải phân ca xuống bản để đảm bảo vẫn có người trực trên trạm. Thông thường các chuyến đi phải tổ chức vào thứ 7, chủ nhật nên anh em ở đây gần như không có ngày nghỉ”. Khó khăn, vất vả là không kể hết, nhưng điều khiến những người làm công tác y tế ở đây trăn trở nhiều nhất đó là nhận thức của người dân. Mặc dù, một vài năm gần đây đã có sự thay đổi nhất định, song vẫn chưa xóa bỏ được những hủ tục đã “ăn sâu bám rễ” bao đời. Vẫn còn hiện tượng gọi thầy cúng về “chạy chữa” khi bị đau bệnh. Một số hộ dân thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền ngược nên chưa thật sự ủng hộ công tác y tế, nhất là những đợt tiêm chủng mở rộng.
Những tấm lòng đến với Nà Bủng
Vượt hàng trăm cây số đường rừng đèo dốc, bì bõm qua 3 con suối nước ngập nửa người... cuối cùng, đoàn từ thiện chùa Linh Sơn- Thanh Nhàn (Hà Nội) do sư thầy trụ trì Thích Nữ Như Hiền dẫn đầu phổi hợp với bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên, Trạm Y tế xã đã đến được với Nà Bủng. Chuyến đi này, xe của đoàn phải cài cầu, nhích từng mét để bò vào địa phận xã.
Đoàn chụp hình lưu niệm với cán bộ xã Nà Bủng
Chuyến từ thiện này, Ban từ thiện chùa Linh Sơn- Thanh Nhàn tặng quà cho 500 hộ gia đình nghèo người dân tộc tại bản Nộc Cốc, xã Nà Bủng. Mỗi suất quà gồm: 10 kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 chai xì dầu, 1 kg đường, 1 kg muối, 1 kg mì ăn liền. Không những thế, 15 bác sĩ, dược sĩ đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1500 bệnh nhân nghèo người Mông, Hà Nhì... Đặc biệt, trong khuôn khổ chuyến đi, các bác sĩ từ thiện đã cứu sống một bé gái 9 tuổi là con một gia đình người Mông nghèo bị tiêu chảy sau 10 ngày không ăn uống, không được chạy chữa và đã bàn giao lại cho trạm y tế xã Nà Bủng điều trị tiếp. Đoàn từ thiện cũng tặng thuốc (thuốc chữa bệnh,thuốc bổ) cho các đồn Biên phòng Xi Pha Phìn, Nà Hỳ, Nà Bủng, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, UBND xã Nà Bủng, Trạm y tế xã Nà Bủng, Trường phổ thông cơ sở số 1 Nà Bủng...
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
- Chuyến đi khám chữa bệnh và phát quà từ thiện tại tỉnh Điện Biên tháng 4 năm 2013 (21/03/2013)
- LỜI CẢM ƠN (13/02/2013)
- Charité bouddhique à l’hôpital (04/10/2012)
- Ý NGHĨA CỦA CẦU NGUYỆN, CẦU AN VÀ CẦU SIÊU - Thích Nhật Từ (28/07/2012)
- Đoàn Phật giáo Campuchia thăm Mặt trận tổ quốc Việt Nam (15/07/2012)
- Ba tháng “an cư kiết hạ” của người tu sĩ (04/06/2012)
- Hành trình tìm về với đồng bào vùng lũ (11/04/2012)
- Duyên nợ Điện Biên (11/04/2012)
- Hoằng pháp tại Cộng hoà liên bang Đức (06/05/2011)