Chào mừng quý vị ghé thăm website của chùa  Linh Sơn Tự

Số lượt xem: 2369
Gửi lúc 17:25' 17/02/2013
Khả năng kì diệu của củ gừng

Ở nước ta, Đông y gọi củ gừng là sinh khương, dùng trong nhà bếp coi là một thứ gia vị. Gừng rất dễ trồng, gia đình nào cũng sử dụng, có thể phòng và chữa các bệnh thông thường. Gừng đồng thời là nguyên liệu chủ yếu dùng trong công nghiệp chưng cất tinh dầu và là một vị thuốc quý trong dân gian.

Ở các nước phương Tây, người ta ít sử dụng gừng, nhưng trong một số năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khả năng kỳ diệu của củ gừng.

Ở Ấn Độ, Anh và Mỹ, có các công trình nghiên cứu về việc dùng gừng để giảm bớt lượng cholesterol, ngăn chặn tắc mạch máu và hiện tượng tim đập nhanh sau khi gây mê trong phẫu thuật.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học bang Ohio và Yota (Mỹ) qua nghiên cứu, kết luận gừng sử dụng chống say sóng, đi tàu xe.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Ô-đen-xi (Đan Mạch) khẳng định gừng có thể làm tiêu giảm chứng viêm khớp mà không gây ra tác dụng phụ như các thuốc Tây khác đã dùng. Nhóm nghiên cứu này đã cho 56 bệnh nhân viêm khớp sử dụng 315g gừng đưa vào cơ thể bằng thức ăn hằng ngày trong thời gian từ tháng 3 - 36 tháng. 

Kết quả, 75% bệnh nhân giảm rõ rệt, không có tác dụng phụ. Số bệnh nhân nặng khác trước khi dùng gừng không đi lại được, sau khi dùng gừng đã có thể hoạt động bình thường. Giáo sư Takin cho rằng, gừng có thể kiềm chế hai loại nấm gây nên hiện tượng sưng tấy và đau đớn khi khớp bị viêm.

Dùng gừng để chữa bệnh đã có lịch sử hàng ngàn năm, kết hợp với các thảo dược khác để chữa các bệnh tả, dạ dày và một số bệnh dịch.

Tại các nước phương Tây và khu vực Bắc Mỹ có xu hướng sử dụng củ gừng thay cho viagra. Người ta cho rằng: chỉ cần vài lát gừng tươi pha với trà nóng, sau khi uống sẽ cho sự hưng phấn cao độ ở cả hai giới. Điều đặc biệt là: Uống trà gừng không những không gây tác dụng phụ nào mà còn tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Tác dụng của gừng rất đa dạng: Đông y dùng gừng coi như một vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh.

Ngay từ thời Trung cổ, người ta đã phát hiện chất cay của gừng có tác dụng đối kháng mạnh mẽ với đặc tính ôxy hóa của mỡ động vật. So với những dược phẩm chống ôxy hóa hiện nay thì tác dụng của gừng sống cũng có hiệu quả đáng kể.

Gừng sống có tính năng chống lão suy, kéo dài tuổi thọ. Gừng sống còn tươi nguyên có tác dụng tán hàn, chống nôn, trừ được cảm mạo, thương hàn, đồng thời cũng giải trừ được ngộ độc do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Ngoài ra ăn gừng sống thường xuyên sẽ giúp phòng tránh được và chữa khỏi chứng sỏi mật. Tuy nhiên với những người mắc bệnh gan, sử dụng gừng rất nguy hiểm.

Thực tế cũng cho thấy, những người bị cảm cúm, chỉ cần uống vài ly trà gừng, kết hợp với xoa rượu gừng ở những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể sẽ được êm dịu và bệnh giảm ngay.

Qua các công trình nghiên cứu nêu trên, gừng thực sự có những tác dụng:

- Giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể, giảm bớt sự mệt mỏi và mọi sự quá tải của tim, cải thiện hiệu quả của tim. Đặc biệt giảm sự đau đớn của viêm khớp gây ra.

- Chống ho.

- Chống say sóng và các chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác.

- Gừng khô có thể phòng và chữa khỏi chứng kiết lỵ, hen suyễn khi trời trở lạnh.

- Rửa sạch gừng tươi, phơi khô, thái lát mỏng, ngâm với đường, mỗi ngày ngậm 2-3 lần, từ 3-5 lần sẽ giúp trừ được khuẩn lỵ.

Gừng rất đơn giản, không cần qua khâu xử lý phức tạp, có thể dùng bằng cách nhai sống hoặc nghiền thành bột để uống khi đau bụng, cảm lạnh.

- Gừng còn dùng để chữa bệnh nứt nẻ da và chứng rụng tóc, chữa nứt nẻ da bằng cách giã nát gừng và ngâm với rượu, sau 1 tuần bôi vào chỗ nứt nẻ, chữa rụng tóc và bệnh hói rất hiệu nghiệm.

Cách dùng: Lấy gừng tươi xát lên da đầu mỗi ngày 4-5 lần, tóc sẽ mọc lại.

Chú ý: Những người âm hư, nội nhiệt, mắc bệnh trĩ không nên dùng. Về mùa hè và mùa thu không nên ăn gừng nhiều.

Ngoài ra, gừng còn dùng để pha chế làm mứt và bánh kẹo. Nếu có điều kiện, gia đình nào cũng nên trồng gừng để phòng và chữa các bệnh thông thường khi cần thiếtTrong mùa đông, thường mắc phải các bệnh như: cảm cúm, đau họng, sổ mũi... Nếu cho ít muối vào nước gừng uống mỗi ngày 2-3 lần như uống nước trà có thể phòng chống viêm họng rất tốt. Mỗi ngày, vào buổi tối và buổi sáng trước khi ăn cơm uống một bát nước gừng nóng, nên kiên trì uống một thời gian sẽ có tác dụng tỉnh táo, cải thiện cho giấc ngủ. Những người bị loét miệng, nếu kiên trì mỗi ngày lấy nước gừng nóng xúc miệng 2-3 lần sẽ lành được chỗ bị loét. 

Những người bị cao huyết áp khi huyết áp tăng lên, có thể ngâm chân vào chậu nước gừng nóng khoảng 15 phút. Cách này giúp máu lưu thông tốt hơn, có lợi cho bệnh huyết áp. Ngâm chân bằng nước gừng không những đỡ lạnh, mà đối với những người chân ra nhiều mồ hôi cũng rất tốt. Khi ngâm chân cho ít muối và dấm, ngâm xong lau khô chân, bôi ít phấn rôm sẽ không có mùi hôi. 

Gừng còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Trong gừng có nhiều tinh dầu, trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì thế, gừng được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp, dùng giảm đau kháng viêm. Khi bị chấn thương có thể giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau hoặc giã nát dùng để xoa bóp có tác dụng rất tốt.

Mùa đông, xương khớp cử động khó khăn do đó trong các vị thuốc của những người mắc bệnh này thường có vài lát gừng tươi. Bởi gừng làm giảm đau khớp, cải thiện sự hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.

Gừng không chỉ là gia vị đặc biệt làm món ăn đậm đà mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm đẹp chữa trị nám da, tàn nhang. Chỉ bằng cách lấy nước cốt từ gừng pha với 60% nước ấm nóng thoa lên những vùng nám , tàn nhang mỗi ngày 2 lần buổi sáng sớm và tối trước khi ngủ. Trong vòng 60 ngày liên tục làm như vậy, nám và tàn nhang sẽ dần biến mất.

Tóm lại, gừng không những là một gia vị trong bữa ăn, đồng thời là một vị thuốc quý được sử dụng trong dân gian từ xưa đến nay.

 

 

Nguồn tin: thegioivohinh.com

Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video phật giáo

Thư viện hình ảnh

bia
qc4
qc3
qc2