Chào mừng quý vị ghé thăm website của chùa  Linh Sơn Tự

Số lượt xem: 2101
Gửi lúc 01:24' 10/05/2012
Sức khỏe và tuổi già
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu. Mỗi tuổi mỗi già, tuổi già sức yếu là lẽ tự nhiên. Già không phải là bệnh nhưng khi tuổi già, nhiều chức năng suy giảm dần là điều kiện bệnh tật dễ phát sinh và phát triển.

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu. Mỗi tuổi mỗi già, tuổi già sức yếu là lẽ tự nhiên. Già không phải là bệnh nhưng khi tuổi già, nhiều chức năng suy giảm dần là điều kiện bệnh tật dễ phát sinh và phát triển. Tuổi thọ trung bình dân cư vài chục năm qua tăng nhanh ở hầu hết các nước nên số người cao tuổi tăng nhiều. Quá trình già hay lão hóa của cơ thể diễn biến không đồng đều và không giống nhau, có người già sớm và nhanh, có người già muộn và chậm.

Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút. Lão hóa có thể có các biểu hiện ra ngoài như: tóc bạc, răng long, mắt mờ, chân chậm, tính tình thay đổi, trí nhớ giảm, nhưng sự suy giảm chức năng trong cơ thể mới là điều cơ bản. Trả lời câu hỏi tại sao con người lại phải già và tiến triển như thế nào thì tới nay có rất nhiều giả thuyết. Điều ta cần tìm hiểu không phải là tìm cách đẩy lùi tuổi già vì nó đi theo năm tháng, tất nhiên không thể chặn đứng quá trình lão hóa để không già, mà chỉ có thể tìm cách hạn chế quá trình lão hóa nhanh và cải thiện chất lượng đời sống khi tuổi đã cao.

 

Việc giữ gìn sức khỏe người cao tuổi tốt nhất là được chăm lo từ lúc còn trẻ, vì sức khỏe là một quá trình nuôi dưỡng, rèn luyện, tích lũy liên tục cả đời người theo quan hệ nhân - quả. Tuy nhiên, việc tự chăm sóc sức khỏe không bao giờ là muộn, kể cả khi tuổi đã cao vẫn tốt. Trước hết, cần tìm hiểu người cao tuổi có thể gặp nhiều khó khăn trong tự chăm lo đời sống, đi lại, giao tiếp, thu nhập, cần được gia đình và xã hội quan tâm, vì ai cũng mong muốn sống đến tuổi già và sẽ đến lúc già, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “kính lão đắc thọ” từ nghìn đời nay vẫn tồn tại. Người xưa đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và nhiều điều cơ bản để khuyên răn người đời về lối sống, để lúc tuổi cao vẫn sống vui khỏe, sống có ích. Nhà khí công nổi tiếng Nghiêm Tân đã đề ra “ thất giới”, nghĩa là 7 điều cần tránh như: đam mê tửu sắc, tham tiền tài, nói xấu người, hại người lương thiện, khoa trương nhiều lời, ngủ nhiều...

Có thể hiểu là ăn uống không điều độ bệnh tật phát sinh, cao lương chớ thèm, đạm bạc là quý, người ta sống được là nhờ có tinh và thần, bớt dục vọng, ít lo âu, thân thể được trẻ lâu.

Tóm lại, sống được đến tuổi già là quý và sống lâu là mong ước xưa nay của loài người. Điều người cao tuổi lo lắng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe là nỗi cô đơn và bệnh tật. Chăm sóc người cao tuổi là nghĩa vụ cao cả và thể hiện truyền thống trọng thọ của mỗi người và toàn xã hội, để người cao tuổi sống thoải mái về tinh thần và ổn định về thể chất. Mặt khác, người cao tuổi cũng biết phát huy tiềm năng, thế mạnh và về lối sống, để góp phần tự chăm lo cho mình càng sớm càng tốt theo kinh nghiệm người xưa. Rất nhiều gương sáng của các bậc cao niên khắp nơi, không những tự phục vụ được mình, đi lại giao tiếp xã hội thoải mái mà còn giúp đỡ gia đình, con cháu và tham gia hoạt động xã hội, tích cực với lối sống lành mạnh mẫu mực thật đáng quý trọng biết bao.

Có gì hạnh phúc bằng cuộc sống đến tuổi già vẫn vui, vẫn khỏe, hữu ích cho đời. Khổng Tử đã nói: “Tận nhân lực tri thiên mệnh”, có nghĩa là làm hết sức mình rồi mới biết rõ số kiếp. Nhìn chung, trong cuộc sống ta nhận ra một điều là: “Hầu hết người khỏe mạnh, làm được việc có ích cho gia đình và xã hội, có khả năng sống lâu đều là những người có nhân tâm trong sáng, tinh thần thanh thản, lạc quan yêu đời, ưu vận động thân thể, sinh hoạt điều độ”


Các tin khác

    Không có tin nào!


«Quay lại

↑ Top


Video phật giáo

Thư viện hình ảnh

bia
qc4
qc3
qc2