Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự tự do hay giải thoát nội tại? Qua tập trung (thiền định) và phân tích (thiền quán), sự tĩnh lặng hiện tại, phát triển sự buông bỏ (xả ly) và khả năng để thanh lọc và quán sát những tư tưởng, mà không phải liên lụy và bị cuốn đi bởi chúng.
Tự do (hay giải thoát) khỏi sự cưỡng bách bởi sự suy nghĩ
liên tục và không ngừng nghĩ là tự do thật sự. Tâm thức chúng ta suy
nghĩ từ lúc chúng ta thức dậy buổi sáng cho đến khi chúng ta đi vào giấc
ngủ buổi tối. Nó không cho chúng ta một thời khắc nào để nghĩ ngơi.
Nó tạo nên những tư tưởng và cũng tiếp nhận những tư tưởng từ thế giới
chung quanh chúng ta. Thói quen này rất mạnh mẽ và bám lấy một cách sâu
sắc khiến không ai nghĩ đến việc chiến thắng nó.
Trong tình trạng này chúng ta không thể tự do. Chúng ta có thể sống
trong một xứ sở tự do và chúng ta có thể có thu nhập tài chính một cách
độc lập, tuy thế tâm thức tiếp tục sự xiềng xích chúng ta với một dòng
chảy liên tục của tư tưởng và những tưởng tượng tinh thần, và rất nhiều
thứ này là vô ích và phù phiếm.
Tâm thức là một đấng tạo hóa và cũng là kẻ tiếp nhận những tư tưởng, và
nó cũng liên tục sản xuất những bộ phim tinh thần. Chúng ta hành động
như những khán giả với đôi mắt dồn lên một màn hình, xem những hình ảnh
chuyển động trên màn ảnh của tâm thức. Những hình ảnh chuyển động này
là quá thật nên chúng ta không bao giờ hỏi về giá trị của chúng hay
chúng ta có cần chúng hay không. Đời sống, thói quen, hành động và phản
ứng của chúng ta bị ảnh hưởng hoàn toàn một cách mạnh mẽ bởi những gì
xảy ra trong tâm thức chúng ta. Chỉ bằng việc bắt sự cuồng nhiệt của
tâm thức phải im lặng mà chúng ta có thể thụ hưởng sự hòa bình thật sự
và tự do chân thật.
Nếu chúng ta có thể xem thấy hành hoạt xãy ra sôi nổi không ngừng trong
tâm thức của mọi người, chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng hấp
dẫn. Chúng ta sẽ thấy mỗi một người đang sống trong một loại thế giới
tinh thần tưởng tượng được tạo nên bởi tư tưởng của chúng ta. Chúng ta
sẽ thấy những tư tưởng được tạo nên bởi những tâm thức khác nhau lơ lửng
qua khoảng không và được người khác nhặt lấy, những kẻ nghĩ rằng những
thứ đó là tư tưởng của chính họ. Những tư tưởng này đang chương trình
hóa một cách liên tục tâm thức của người nghĩ về chúng, và làm cho con
người bị ảnh hưởng đến cư xử, hành động và nói năng trong sự phù hợp với
chúng. Thế thì đâu là tự do?
Chúng ta có thể sống trong một quốc gia tự do, tuy thế đời sống nội tại
có thể không có tự do. Chúng ta thụ hưởng tự do thật sự khi chúng ta có
thể chấp nhận hay từ chối những tư tưởng trong sự phù hợp với ý muốn
của chúng ta, và có thể áp đặt sự im lặng trong tâm thức chúng ta, khi
không có điều gì để nghĩ đến. Dĩ nhiên đây là quyền lực của tâm thức.
Chỉ khi mà chúng ta tự do khỏi sự cưỡng bách suy nghĩ liên tục thì chúng
ta mới trở nên tự do (hay giải thoát). Chúng ta bật tắt máy xe của
chúng ta khi chúng ta đến nơi chốn dự định, bởi vì không có sự cần thiết
cho nó tiếp tục vận hành. Tại sao chúng ta không thể làm giống như thế
đối với tâm thức của chúng ta? Tại sao phải để tâm thức tiếp tục suy
nghĩ vô ích, hư ảo hay những tư tưởng tiêu cực, ở những thời điểm khi
chúng ta không cần thiết dự tính, giải quyết những vấn nạn, học tập hay
hành động? Khi không có điều gì đặc biệt mà chúng ta cần suy nghĩ, tại
sao không thụ hưởng sự im lặng nội tại – sự tự do nội tại?
Hãy tưởng tượng tâm thức chúng ta tĩnh lặng, giống như một mặt hồ yên
tĩnh không có sóng gợn lăn tăn, tự do khỏi sự cưỡng bách của sự suy tư
không cố ý. Trong trạng thái tĩnh lặng và thanh thản chúng ta trở nên
có ý thức hay thấy rõ tự ngã nội tại của chúng ta, là điều thường bị che
dấu bởi những tư tưởng trôi chảy và những tưởng tượng trong tâm thức
liên tục. Trong tình trạng này chúng ta tỉnh thức về tự thể tâm linh
thể hiện nội tại, và hạnh phúc cùng an lạc bừng khởi từ bên trong tâm
thức của chúng ta.
Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến sự tự do hay giải thoát nội tại?
Qua tập trung (thiền định) và phân tích (thiền quán), sự tĩnh lặng hiện
tại, phát triển sự buông bỏ (xả ly) và khả năng để thanh lọc và quán
sát những tư tưởng, mà không phải liên lụy và bị cuốn đi bởi chúng.
Hãy làm tâm thức chúng ta tĩnh lặng và chúng ta sẽ thụ hưởng tự do thật
sự.
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT:
- 7 ý nghĩa kỷ niệm Đại lễ Phật đản sinh (10/05/2011)
- Kén vợ - Chọn chồng (09/05/2011)