Chào mừng quý vị ghé thăm website của chùa  Linh Sơn Tự

Giới thiệu

Lịch sử chùa Linh Sơn Thanh Nhàn

Di tích chùa Linh Sơn Thanh Nhàn hiện nằm ở ngõ 331 đường Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nơi đây, xưa kia, theo tấm bia đá cổ, tạo tác vào năm Cảnh Hưng thứ 20(năm 1759), thời nhà Lê, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn toạ lạc trên một gò đất, dân làng gọi là Núi, được nhà sư Sa Môn Chính Minh - trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thời đó viết lại như sau: “Nay ở xứ Ông Mạc, làng Thanh Nhàn ở Kinh đô,có một khu đất với một ngọn núi đất sừng sững. Núi ấy có mạch dẫn từ hồ Tây,chảy thông ra sông Tô Lịch,bên phải có Bạch Hổ, bên trái là Thanh Long,phía trước là chim tước, sau là chim vũ, thu hết tầm mắt lại..quả là khu tĩnh thổ bậc nhất vậy”.

Theo nguồn thư tịch của địa phương, từ xa xưa vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này là vùng đất sâu trũng, hoang vu. Khu vực làng Thanh Nhàn ao hồ, song ngòi dầy đặc, lại thường xuyên phải hứng chịu nạn vỡ đê,nước tràn đưa cát về làm thành gò đống.Bao quanh khu vực gò đất cao nhất (gọi là núi) dần xuất hiện dân cư. Lúc đầu thưa thớt, về sau dân các nơitìm về đây khai hoang, lập nghiệp ngày một đông. Họ đã dần đưa làng quê Thanh Nhàn trở thành vùng đất an cư để lạc nghiệp.  Cũng từ đó ở đây hình thành nên hai thôn:thôn trên và thôn dưới (hay còn gọi là thôn An Cư và thôn Lạc Nghiệp).

Cùng với sự phát triển của làng mạc,thôn xóm,các trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng cũng dần hình thành tại đây.Khởi đầu, trên gò núi đất, một ngôi miếu nhỏđược xây dựng. Sau đó là những ngôi chùa, ngôi đình, đền của làng… Các trung tâm thờ cúng ra đời đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,sinh hoạt văn hoá của người dân trong làng. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũngra đời và phục vụ tín ngưỡng Phật giáo của người lao động nơi đâytừ đấy đến nay.

Theo tín ngưỡng của người Viêt Nam, người dân đến Phật giáo bởi họ tin rằng: đức Phật là người đại từ - đại bi luôn cứu giúp và hướng con người đếnChân - Thiện - Mỹ. Do vậy, khi lòng người bị xáo trộn, con người thường nương náu nơi cửa chùa để bày tỏ tâm can, cầu mong sự giúp đỡ và che chở, mong sự may mắn tốt đẹp đến với họ…giúp con người tìm đến sự thanh thản, vững tin vào cuộc sống.

Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn cũng giống như nhiều ngôi chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh việc thờ Phật, trong chùa còn có nhà điện mẫu. Tuy nhiên, điện mẫu ở chùa Linh Sơn Thanh Nhàn thờ chính không phải là Tam toà thánh Mẫu,mà là Bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Trải qua lịch sử, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn không chỉ là trung tâm thực hiện nhu cầu tín ngưỡng của người dân mà còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ hoạt động nằm vùng; nơi in ấn tài liệu của Đảng(theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Thanh Nhàn năm 1930-1995).

Ngày 28-5-2003, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn được UBND thành phố ra Quyết định số 2942/QĐ-UB xếp hạng kiến trúc nghệ thuật đẹp. Ngày 5-8-2005, chùa được gắn biển di tích lịch sử cách mạng.  

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chùa Linh Sơn Thanh Nhàn ngày nay không chỉđược biết đến như di tích lịch sử cách mạng mà còn là nơi sinh hoạt tôn giáo được đông đảo nhân dân tìm tới. Đặc biệt nơi đây còn là địa chỉ để những phật tử có tấm lòng hảo tâm đóng góp, chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chùa Linh Sơn Thanh Nhàn đã cụ thể hóa sự đóng góp đó bằng nhữngviệc làm từ thiện hết sức thiết thực vàđậm tính nhân văn như: nấu cơm, cháo từ thiện cho các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn ở hai bệnh viện K; tổ chức những chương trình phát quà kết hợp với khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu vùng xa; chương trình mổ mắt cho người nghèo; phát xe lăn cho người tàn tật…

 


«Quay lại

↑ Top


Video phật giáo

Thư viện hình ảnh

bia
qc4
qc3
qc2