Việc xây dựng chùa tháp và mô hình vua Phật thời LíPhật giáo được du nhập và nước ta khá sớm, dần phát triển và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Đến thời Đinh – Lê, các nhà sư được triều đình trọng dụng, trao chức tước, trực tiếp tham gia vào các công việc trọng đại của nhà nước Phật giáo được du nhập và nước ta khá sớm, dần phát triển và
mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Đến thời Đinh – Lê, các nhà sư được triều
đình trọng dụng, trao chức tước, trực tiếp tham gia vào các công việc
trọng đại của nhà nước (1). Dễ nhận thấy, trước thời Lí, Phật giáo đã
xác lập được vị trí khả quan trong xã hội. Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ
lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây
tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung
vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản
nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ
nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?" (Đại Việt sử kí toàn thư - Kỉ nhà Lí – Thái Tổ hoàng đế)(2). Các nhà nho có niềm tự hào sâu sắc về học thuyết của mình, coi đó là chính đạo, thánh đạo, lấy đó làm bản vị, nhìn các học thuyết khác với cái tâm sai biệt, coi thảy đều là “dị đoan” (mối lạ), thấp kém dưới tầm - “tiểu đạo” (cái đạo nhỏ nhoi) - thậm chí là “tà thuyết” (học thuyết tà vạy). Với những điều mà Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên đã phê phán Lí Thái Tổ, Lí Nhân Tông cũng như nhiều ông vua sùng Phật giáo khác của thời Lí – Trần, có thể nhận thấy rõ ràng lập trường quan điểm của họ là Nho gia. Cái nhìn của nhà nho đối với Phật giáo có chỗ khắt khe, nhất là đối với những giai đoạn Phật giáo được cả xã hội sùng chuộng, Nho gia ở vị trí kém thế hơn, “đạo bất đồng bất tương di mưu”, nhà nho cố nhiên không thể cảm thông và tất nhiên càng không muốn truy cứu cái căn nguyên sâu xa của hiện tượng mà họ đã phê phán, và vì vậy, ta cũng khó có thể hi vọng thông qua những gì họ đã viết để hiểu về quan niệm của người đương thời về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của Phật giáo đương thời. 1. Về việc xây dựng chùa tháp theo quan niệm của người thời Lí: Tiếc rằng đến nay, trải qua thời gian lâu dài cùng nhiều biến động lịch sử khác nhau, văn khắc thời Lí bị mai một khá nhiều, số lượng tác phẩm hiện còn rất ít. Thống kê trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I: Từ Bắc thuộc đến thời Lí (Sách do Viện Viễn đông bác cổ Pháp và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đồng phối hợp thực hiện, Paris-Hà Nội, 1998), tổng số các tác phẩm văn khắc (chủ yếu là văn bia) gồm 17 tác phẩm. Trừ Trăn Tân từ tích đã được chứng minh là bia của giai đoạn khác(5), số còn lại là 16. Gần đây, tuy có phát hiện thêm một số văn bia thời Lí, chẳng hạn Minh Tịnh tự bi văn (văn bia chùa Minh Tịnh), nhưng số lượng tác phẩm nhìn chung chỉ dao động ở con số trên dưới 20 tác phẩm. Trong số các tác phẩm này, ngoài một số ít bia mộ, số còn lại đều là
các bia công trình, gắn với việc xây dựng các chùa tháp lớn, quan trọng,
liên quan tới giới quý tộc, quan chức hoặc các thiền sư có uy tín. Chẳng hạn như việc dựng chùa tháp ở núi Long Đội (Đọi) là do triều đình nhà Lí, mà đứng đầu là Lí Nhân Tông chủ trương. Việc dựng chùa Ngưỡng Sơn ở núi Linh Xứng là do Lí Thường Kiệt khởi xướng. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là do Thông phán Chu Công, đương thời là quan trấn thủ tại quận Cửu Chân, Thanh Hóa trùng dựng. Ngay cả tên gọi của các chùa tháp cũng rất đáng lưu ý, chẳng hạn chùa: Báo Ân (báo ơn [nhà vua]), Sùng Nghiêm Diên Thánh (tôn sùng sự uy nghiêm, [cầu cho] bậc thánh quân kéo dài tuổi thọ…), tháp Sùng Thiện Diên Linh (tôn sùng điều thiện, kéo dài tuổi thọ [của nhà vua])... Trong các bài văn khắc, cuối phần kí (tự) thường xuất hiện các câu như: “Nguyện chúc hoàng thượng ngự ngôi báu đời đời; giữ gương huyền mãi mãi. Phận dẫu chỉ là bề tôi giữ đất; vẫn mang chí mong được gần trời. Thứ chúc quận quân, nương đạo cùng con gái, con trai: gái thì trọn đạo vu quy, đá vàng chung thủy; trai thì hết lòng phụng dưỡng, tùng bách xanh tươi...”(6) (Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi). Thông phán Chu công dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh nhằm mục đích “chúc tụng quốc vận dài mãi”. Không chỉ dừng ở việc cầu phúc cho nhà vua và triều đại mà còn cho khắp lượt chúng dân: “Xin chúc thánh vận phồn thịnh, ứng đất trời mà phụ hóa; hoàng đồ dài mãi, hưởng phúc lớn muôn đời. Năm hành thuận tự, bảy chính tề cơ, đầy kho ứ đụn, biên cảnh yên vui. Thứ đến chúc cho bọn người có duyên cùng Phật pháp: thân sinh năm phúc, sông cạn nào sai; muôn kiếp hai nhân, trâm rơi chẳng mất. Cho tới khắp trong cả nước, cả những bọn xuẩn động, tắm nhân duyên này, chứng vô sinh nhẫn” (Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh). Như vậy, có thể thấy việc xây dựng chùa tháp dưới thời Lí có gắn bó
chặt chẽ với thể chế, nhà vua, giới quý tộc, quan liêu, nhằm vào việc
cầu mong cho vận nước dài lâu, nhà vua trường thọ, dân chúng được an
hưởng cảnh thái bình trịnh trị. Trong phần thuyết lí - duyên khởi này, các tác giả cũng không quên nói đến sự giáng thế, cái quyền năng vô lượng và công lao phổ độ chúng sinh của đức Phật, đấng giác ngộ toàn năng, bởi cảm thương chúng sinh ngu tối: niềm dục tuôn trào như bể, sân si chứa chất nên non. Cho nên ngài đã xuất hiện: để mở rộng cửa giác ngộ, nêu tỏ nghĩa diệu huyền; dập tắt ngọn lửa núi ngờ rừng rực, lắng ngọn triều bể ái mênh mông, mở cửa phương tiện, thức ngộ chúng sinh, khiến cho họ không xa rời bản tính tốt đẹp của mình, biết hướng về điều chân điều thiện. Nhưng rồi, sau khi “Phật ở trần thế bẩy mươi chín năm, thiết lập tám vạn bốn nghìn giáo pháp” (Lí gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi), ngài đã “phủi áo ở rừng Song Thụ, trút dép ở ao Kim Sa” (Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh), “trở về cõi tịch diệt” (Viên Quang tự bi minh tính tự), kết thúc một giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử của Phật giáo. Từ đây, người đời không còn thấy được chân thân đức Phật, dẫu người
đệ tử Phật môn có niềm tin rằng ở khoảng 500 năm sau khi Phật tịch diệt,
nhờ ảnh hưởng thần lực của Phật, người tu dễ đắc đạo thì liền sau đó,
giới tăng lữ Phật giáo cũng phải tiến hành kết tập kinh điển, tạc tượng,
xây chùa, dựng tháp, đúc chuông… tôn sùng tượng giáo. 2. Về ông vua thời Lí: Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi nói đến vua Phật, người ta thường nghĩ ngay đến Trần Nhân Tông, vì Trần Nhân Tông vừa là một vị vua giỏi của nhà Trần, lại là người chuyên tâm tu trì Phật pháp, khai sinh ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, ngay khi ông mới ra đời, “sắc diện như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật – Phật bằng vàng”; sau khi ông mất, được suy tôn tôn hiệu là “Đại thánh Trần triều Trúc Lâm đầu đà Tịnh Tuệ giác hoàng Điều Ngự tổ Phật” (Thánh đăng ngữ lục – Trần triều Nhân Tông hoàng đế. Hai chữ “Điều Ngự” liên quan đến danh hiệu của Phật tổ, một trong các danh hiệu của Phật tổ là “Điều Ngự trượng phu”). Phải chăng tại Việt Nam, việc đồng nhất hoàng đế với Phật để tạo ra
hình tượng vua Phật chỉ xuất hiện vào thời Trần với đại diện tiêu biểu
là Trần Nhân Tông hay đã đã xuất hiện sớm hơn, hoặc giả là một cách quan
niệm phổ quát về hình tượng ông vua trong thời đại Phật giáo được tôn
sùng? Đó là những điều nên làm sáng tỏ. Quan niệm về bản tính con người của hai học thuyết này có điểm tương đồng nhất định. Văn bia chùa Báo Ân núi An Hoạch viết: “Phật có sắc vàng, cũng như người ta có Phật tính, nhưng không mấy ai tự giác, tự ngộ được. Người muốn chứng ngộ thì phải dựa vào thiện duyên”. Phần Ngũ bá đệ thử thọ kí trong kinh Pháp hoa nhắc đến một anh chàng khốn khổ, nhân khi say rượu, được một người bạn thân giắt vào trong mình cho một viên ngọc quý mà không hề hay biết, đến nỗi sau đó phải trải qua vô vàn khổ nhục(7). Trần Nhân Tông thì từng khuyên người ta rằng: “Trong nhà có của báu, chẳng cần phải tìm kiếm ở đâu xa xôi” (Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch. Trần Nhân Tông: Cư trần lạc đạo phú)… thảy đều để nói Phật tính là cái vốn có trong con người, nhưng người ta vì vô minh mà không thấy được nó, nên nỗi ngày một xa rời chân tính, đắm chìm trong bể ái nguồn mê. Chính vì lí do ấy, Phật Thích Ca, ở nơi vô tịch của không tướng, xót nỗi luôn hồi của chúng sinh, nên đã giáng thế, dùng sự giáo hóa của mình như một thứ thiện duyên để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ mà trở về miền lạc quốc. Cái gọi là lạc quốc chính là chỉ đất nước của sự an lạc, đất nước của
những con người giác ngộ. Sau khi Phật đã nhập diệt, nơi nơi tôn sùng
tượng giáo, và sự cai trị của triều đại với ông vua tôn sùng Phật giáo
(như thời Lí) có gì khác hơn là phải đảm nhận vai trò của cái thiện
duyên ấy. Vì thế sau khi Phật đã nhập diệt, về nơi niết bàn thì ông vua của các
triều đại tôn sùng Phật giáo sau đó phải có nghĩa vụ gánh vác sứ mệnh
lớn lao như đức Phật từng thực hiện. Chính vì quan niệm này, trong bia
tháp Sùng Thiện Diên Linh, Nguyễn Công Bật mô tả về việc mẫu hậu có thai
Lí Nhân Tông như sau: Giấc mơ voi trắng sáu ngà ấy sau thành điển tích đặc chỉ điềm báo đức
Phật giáng sinh. Tại sao khi đề cập đến việc hoàng hậu hoài thai vua Lí
Nhân Tông, Nguyễn Công Bật lại sử dụng môtíp tương tự? Ấy là vì tác giả
muốn Phật hóa hình ảnh ông vua của mình thành hình tượng của một vị vua
Phật. Là bề tôi, tất nhiên Nguyễn Công Bật khó tránh được việc ca tụng vua của mình. Nhưng việc ông Phật hóa Lí Nhân Tông, biến Lí Nhân Tông thành vua Phật thì dường như ít nhiều nó phải được dẫn khởi bằng chính quan niệm của xã hội đương thời. Và vì thế, có thể thấy, không phải đợi đến thời Trần, mô hình vua Phật (Phật hoàng) chí ít đã xuất hiện một cách khá rõ ràng và hoàn chỉnh vào thời Lí với đại diện là Lí Nhân Tông mặc dù trong các vua thời Lí, Lí Nhân Tông không phải là vị vua tiêu biểu cho sự chuyên tâm tu trì Phật giáo, tên tuổi của ông cũng không từng được liệt vào hạng “anh hoa vườn thiền”(8). Từ trường hợp của Lí Nhân Tông, chúng ta có cơ sở để nghĩ rằng rất có
thể mô hình vua Phật cũng là mô hình phổ quát của các triều đại mà ở
đó, Phật giáo được coi như quốc giáo. |