Chào mừng quý vị ghé thăm website của chùa  Linh Sơn Tự

Số lượt xem: 2820
Gửi lúc 16:59' 10/05/2012
7 vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi

1. Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thường xuyên, mức huyết áp bao nhiêu là hợp lí ?

Những người cao tuổi khi điều trị bệnh cao huyết áp thường bỏ thuốc khi thấy huyết áp giảm, như vậy là không đúng. Huyết áp của con người được tính bằng hai con số là huyết áp tâm thu (Systolic pressure) hay còn gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương (diastolic pressure), huyết áp tối thiểu. Huyết áp đối với người bình thường là 120/75 nhưng người ta quan tâm nhiều hơn đến huyết áp tâm trương, có nghĩa là huyết áp tối thiểu khi điều trị. Nếu ở dưới 160/90 được xem là trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên huyết áp thường xuyên dao động, nó phụ thuộc vào sự hoạt động thể chất của từng người. Ví dụ khi ngủ huyết áp thấp và khi chờ xe huyết áp cao.

2.Vì sao uống thuốc trầm cảm 1 tháng mà tình trạng mệt mỏi vẫn chưa được cải thiện, thức dậy nhiều lần trong đêm và ra nhiều mồ hôi khi ngủ?

Các loại thuốc chống trầm cảm hiện có tác dụng rất tốt nhưng khả năng cải thiện phải sau nhiều tháng dùng thuốc. Tình trạng thức giấc nhiều lần và ra mồ hôi là do bệnh trầm cảm gây nên chứ không phải do thuốc. Nên uống thuốc đủ liều và tư vấn, bác sĩ khi dùng thuốc và xuất hiện các triệu chứng kể trên.

3.Tôi năm nay 70 tuổi, cách đây 5 năm bị phát hiện mắc bệnh đục thủy tinh thể và hiện nay thị lực ngày càng giảm, vậy phải làm gì?

Thuật ngữ “ripe” (chín) được sử dụng từ lâu để nói về tình trạng đục thủy tinh thể ở giai đoạn cuối có nguy cơ dẫn đến bị mù. Việc thay thủy tinh thể nếu phẫu thuật quá muộn có thể để lại hậu quả xấu. Hiện nay căn bệnh này người ta đã khắc phục được bằng cách phẫu thuật thay thủy tinh thể mới và chỉ sau một ngày là có thể xuất viện, trong đó, người ta sẽ thay các thấu kính bị hỏng bằng thấu kính nhân tạo mà không cần phải đeo kính, nhờ tiến bộ khoa học mà tỉ lệ phản ứng phụ ngày càng giảm.

4. Bệnh huyết áp thấp ở người già có gây nguy hiểm và cách điều trị như thế nào?

So với cao huyết áp, huyết áp thấp không được xem là một dạng bệnh. Huyết áp của con người có thể giảm tới mức rất thấp một khi cơ thể hưởng ứng với những sự kiện bất thường. Ví dụ như cơn đau tim hoặc tổn thất máu do chấn thương tai nạn. Hiện tượng huyết áp thấp thường đi kèm với một số căn bệnh khác mà trong đó huyết áp thấp là hiện tượng dễ phát hiện nhất. Trước đây, huyết áp thấp thường được dùng để mô tả tình trạng mệt mỏi. Khi mắc bệnh nên tư vấn bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể.

5. Khi nào thì đàn ông nên đi khám ung thư tiền liệt tuyến ?

Theo khuyến cáo của chuyên môn thì đàn ông tuổi 50 trở ra nên đi kiểm tra tuyến tiền liệt, đặc biệt là kiểm tra tác nhân PSA (kháng thể đặc trưng tuyến tiền liệt). PSA là một loại enzyme do tuyến tiền liệt tiết ra. Hàm lượng PSA tăng cho biết tuyến tiền liệt bị xưng phồng, đây cũng là dấu hiệu hiển thị khả năng viêm nhiễm và ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên cũng có kết quả không chính xác vì có tới 30% đàn ông có hàm lượng PSA cao nhưng lại không mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong khi đó 30% khác mắc bệnh ung thư nhưng hàm lượng PSA lại bình thường. Mặc dù vậy phương pháp trên vẫn được xem là tốt nhất hiện nay để kiểm tra bệnh, riêng nhóm người có tiền sử mắc bệnh thì nên đi kiểm tra PSA hàng năm, những người khỏe mạnh thì sau tuổi 50 đi khám với tần suất 5 năm/ lần.

6. Đàn ông cao tuổi có nên dùng testosterone để tăng cường khả năng tình dục ?

Liệu pháp điều trị testosterone chỉ nên dùng cho những ai mắc bệnh mà khả năng sản xuất testosterone yếu, nhưng phải tiến hành các phép thử test về khả năng sản xuất hormone. Và cũng nên nhớ việc sản xuất testosterone không chỉ đơn thuần để làm tăng khoái cảm về tình dục mà nó còn liên quan đến chức năng khác của cơ thể. Testosterone có nhiều dạng như gel, băng dính, thuốc tiêm và thuốc uống, riêng thuốc uống rất ít khi được sử dụng vì nó có nguy cơ gây hại cho gan và có nguy cơ gây ung thư gan cao. Dạng băng dính được xem là phổ thông, không gây hại cho gan, được thương phẩm nhiều trên Internet, tuy nhiên khi sử dụng cần phải tư vấn bác sĩ cẩn thận.

7.Vì sao lại có hiện tượng khó thở gây đau lưng ở những người nghiện hút thuốc lá ?

Khó thở gây đau lưng có rất nhiều nguyên nhân, có thể do phổi hoặc màng phổi bị bệnh. Ví dụ, khi bị viêm màng phổi thì việc thở ra hít vào gặp khó khăn, làm cho phổi căng lên và cọ sát vào xương sườn. Nghiện thuốc lá cũng là một trong số rất nhiều nguyên nhân làm viêm màng phổi, gây khó thở. Ngoài ra việc đau khi thở còn có những nguyên nhân khác có liên quan trực tiếp đến phổi, ví dụ khi đau lồng ngực, đau cột sống. Nếu nghiện thuốc mà thở đau, nhất là vào buổi sáng thì nên đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời và nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

Khắc Nam



Các tin khác



«Quay lại

↑ Top


Video phật giáo

Thư viện hình ảnh

bia
qc4
qc3
qc2